Khi nhắc đến lễ hội ở Nhật Bản chúng ta không thể không nhắc đến tam đại lễ hội kiệu rước gồm có lễ hội Gion ( 祇園祭) ở tỉnh Kyoto, lễ hội Takayama ở tỉnh Gifu và lễ hội Chichibu ở Saitama. Cả ba lễ hội này đều là lễ hội có kiệu rước rất hoành tráng cùng hàng trăm ngàn lượt khách tham gia. Đặc biệt, lễ hội Gion ở Kyoto diễn ra trong suốt một tháng nên số lượng người tham gia thường đông nhất trong số tam đại lễ hội. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lễ hội Gion ở Kyoto để xem lễ hội này có những điểm gì nổi bật khiến nó lọt vào danh sách tam đại lễ hội kiệu rước ở Nhật Bản nhé!
Nguồn gốc của lễ hội Gion ở Kyoto
Bắt nguồn từ việc cầu nguyện thần linh phù hộ tránh khỏi thiên tai dịch bệnh. Vào năm 869, một dịch bệnh đáng sợ đã lan tràn trên khắp nước Nhật, cướp đi tính mạng của vô số người. Đứng trước sự yêu cầu của người dân, hoàng đế Seiwa đã quyết định cầu khẩn thần linh dập tắt dịch bệnh. Hoàng đế đã cho làm 66 cỗ xe cực kỳ tinh xảo và xa hoa tượng trưng cho 66 tỉnh thành thời bấy giờ và tới đền thờ Yasaka ở Kyoto để gửi lời cầu nguyện đến với các vị thần. Sau khi hoàng đế Seiwa tiến hành cầu khẩn thần linh, dịch bệnh dần được đẩy lùi. Từ đó, người dân ở Kyoto thường xuyên tổ chức lễ hội rước kiệu từ đền Yasaka cầu chúc cho Nhật Bản tránh khỏi thiên tai dịch bệnh. Hàng năm lễ hội Gion đều được tổ chức và quy mô ngày một lớn hơn. Với ý nghĩa và giá trị truyền thống lâu đời của lễ hội Gion, UNESCO đã công nhận lễ hội Gion là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Những chiếc kiệu rước lộng lẫy trong lễ hội Gion
Có hai loại kiệu: Yama ( 山 ) và Hoko ( 鉾 ). Hoko là loại kiệu lớn hai tầng có bánh xe lớn dùng để kéo đi, có thể cao đến 25 mét và nặng đến 12 tấn và thường cần khoảng gần 50 người kéo xe. Ngồi trên kiệu còn có 35 – 40 người chơi nhạc cụ để tăng thêm phần khí thế, 2 người đứng trước hô khẩu hiệu và 4 người đứng trên mái giúp kiệu luôn di chuyển đúng lộ trình. Kiệu Yama là loại kiệu nhỏ hơn với trọng lượng thường dưới 1 tấn được khoảng hơn 14 – 24 người đỡ trên vai khiêng đi.
Cấu trúc kiệu Hoko (鉾 )
Cấu trúc kiệu Yama (山)
Cả Yama và Hoko đều được trang hoàng công phu và tô điểm bằng các sản phẩm thủ công tinh xảo như vải dệt, vải nhuộm và các tác phẩm điêu khắc. Những sản phẩm này đẹp đẽ đến mức có lúc còn được gọi là “bảo tàng nghệ thuật di động”. Một số nơi thậm chí còn thiết kế lại các công trình công cộng có khả năng thu gọn lại chỉ để phục vụ cho Yamaboko đi qua vào lễ hội hàng năm. 33 Cỗ kiệu này sau lễ hội sẽ được dỡ ra chứ không để nguyên và năm sau vào mùa lễ hội chúng lại được ghép lại thành những cỗ kiệu hoàn chỉnh.
Như một hình thức gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ hội Gion ở Kyoto đã trở thành một lễ hội cực quan trọng của người Nhật Bản. Mục đích ban đầu của lễ hội là cầu xin thần linh để tránh thiên tai, bệnh dịch và mãi đến ngày nay, mục đích này cũng không thay đổi. Lễ hội Gion ở Kyoto và rất nhiều lễ hội khác ở Nhật Bản là những nét đẹp văn hóa được lưu giữ, trân trọng và còn mãi với thời gian. Nếu có cơ hội đến Nhật vào dịp này, đừng quên ghé thăm Kyoto, hẳn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với lễ hội Gion đấy.
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ THIÊN SỨ - NHẬT NGỮ TENSHI
Địa chỉ: 94 Nguyễn Văn Trỗi, P. Hiệp thành, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
Số điện thoại: 02746 252626
Hotline: 0912 308 318 (Ms Phương)
Liên hệ tư vấn (zalo): 0916 990035 (Mr Tài)
Email: duhocnhatban.tenshi@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nhatngutenshi.edu.vn/
94 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
duhocnhatban.tenshi@gmail.com
02746 25 26 26 - Hotline: 0912.308.318 - 0916.99.00.35
Làm việc từ Thứ 2 đến Thứ 7